Tình người đảo xa
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây hoàn tất cáo trạng truy tố 9 bị can về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Trong số này, có Nguyễn Thị Thủy (42 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội), từng có 2 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Hồ sơ vụ án cho thấy, chiều 22.1.2024, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội kiểm tra hành chính tại khu vực thôn Thượng Thanh (xã Thanh Cao, H.Thanh Oai) thì phát hiện Nguyễn Thường Tâm (43 tuổi, người địa phương) có biểu hiện nghi vấn.Kiểm tra điện thoại của ông Tâm, cảnh sát phát hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề. Đây cũng là mắt xích đầu tiên hé lộ đường dây cờ bạc có quy mô lớn, chốt thắng thua sau khi có kết quả Xổ số kiến thiết miền Bắc.Cụ thể, khoảng tháng 9.2023, bà Nguyễn Thị Thủy đặt vấn đề muốn đánh số lô, số đề với ông Nguyễn Thường Tâm. Ông Tâm hỏi ông Mai Văn Vượng (50 tuổi, cùng trú tại H.Thanh Oai) để chuyển số lô, đề của bà Thủy nhằm hưởng chênh lệch. Ông Vượng đồng ý nhận số lô, số đề của bà Thủy, đồng thời nhận thêm của Nguyễn Minh Long (25 tuổi, trú cùng địa phương), Nguyễn Văn Thường và Bùi Văn Tây (đều 58 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa, Hà Nội).Tiếp đó, ông Vượng tổng hợp số lô, số đề của khách, chuyển một phần cho ông Lê Văn Thắng (49 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa) để hưởng lợi chênh lệch; phần khác thì trực tiếp chịu thắng thua với khách đánh bạc. Kết quả điều tra xác định, từ tháng 12.2023 - 1.2024, ông Vượng tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 7,1 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính hơn 531 triệu đồng. Ông Tâm bị cáo buộc tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 546 triệu đồng.Các bị can khác trong vụ án đã tổ chức đánh bạc bằng hình thức tương tự với tổng số thấp nhất 57 triệu đồng, cao nhất hơn 2,7 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.Nữ bị can Nguyễn Thị Thủy bị cáo buộc đánh bạc với tổng số tiền hơn 11,3 tỉ đồng. Đáng chú ý, số tiền này được bà Thủy "ném" vào lô đề chỉ trong vòng 27 ngày, bị thua hơn 4,4 tỉ đồng.'TP.HCM vào tình trạng khẩn' là thông tin bịa đặt
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
Báo Mỹ: Giới chức phương Tây nghi ngờ Trung Quốc lập căn cứ hải quân ở Campuchia
Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa giông kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện các nhiễu động nhiệt đới trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Garena chính thức phát hành game đấu tướng chiến thuật mobile đầu 2023: Garena Cái Thế Tranh Hùng!
Trong bài đăng mới nhất đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris trên dòng thời gian tài khoản mạng xã hội Instagram, đã mang lại sự phấn khích lớn cho người hâm mộ Malaysia, khi chủ sở hữu CLB JDT này hé lộ khả năng mở rộng đế chế thể thao của mình và tăng khả năng hỗ trợ FAM để nâng tầm đội tuyển chinh phục chiếc vé dự vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027, tờ New Straits Times cho biết, ngày 22.2.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm ở bảng F cùng đội tuyển Việt Nam, và 2 đối thủ dưới cơ là đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé dự VCK. Do đó, có thể thấy, đội tuyển Malaysia và Việt Nam sẽ quyết đấu "một mất một còn" để tranh chấp vé duy nhất trong bảng đi tiếp.Đội tuyển Việt Nam và Malaysia lần lượt có trận ra quân tại vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội Lào và Nepal cùng ngày 25.3 tới đây. Trước các cuộc gặp này, đội quân của HLV Kim Sang-sik (Việt Nam) có trận chạy đà giao hữu quốc tế gặp đội Campuchia ngày 19.3 (đều trên sân Gò Đậu ở Bình Dương). Trong khi đội Malaysia với sự ra mắt của HLV mới, người Úc, ông Peter Cklamovski đến nay chưa có lịch thi đấu giao hữu, trước mắt họ chỉ chuẩn bị cho duy nhất trận gặp đội Nepal.Vào tháng 6, đội tuyển Malaysia sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trong trận lượt đi trên sân Bukit Jalil, với kết quả phần nào sẽ mang tính quyết định cho khả năng 1 trong 2 đội nắm ưu thế giành vé duy nhất trong bảng đấu. Trận lượt về diễn ra vào tháng 3.2026."Dòng máu… Những điều lớn lao sắp đến…", thông điệp đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris đăng trên Instagram mới đây, kèm theo đó là bức ảnh ông chụp cùng võ sĩ môn UFC, Soa Palelei (người Úc), cầu thủ môn bóng bầu dục nổi tiếng người New Zealand, Sonny Bill Williams và đặc biệt, cựu danh thủ bóng đá người Úc, Tim Cahill cũng có mặt. Tim Cahill từng thi đấu và ghi bàn tại 3 kỳ World Cup 2006, 2010, 2014. Anh cũng thi đấu nhiều năm cho các CLB nổi tiếng ở giải Ngoại hạng Anh như Everton và Millwall."Ít ai biết, nhưng Tim Cahill đã tham gia vào dự án bóng đá quốc gia của Malaysia, để nâng tầm đội tuyển từ sự giới thiệu của ông Tunku Ismail Idris. Tim Cahill chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc FAM bổ nhiệm HLV trưởng mới của đội tuyển Malaysia, ông Peter Cklamovski. Chiêu mộ chuyên gia y học thể thao và hiệu suất thi đấu, Craig Duncan. Bên cạnh đó, Tim Cahill cũng đưa Rob Friend, cựu cầu thủ và đồng sáng lập giải VĐQG Canada, trở thành Giám đốc điều hành đội tuyển Malaysia", theo tờ New Straits Times.Những động thái này, cùng với ý định đề nghị nhập tịch nhiều cầu thủ ngoại chất lượng ở CLB JDT để thi đấu cho đội tuyển Malaysia, có thể từ tháng 6 tới. Ông Tunku Ismail Idris đang quyết tâm hỗ trợ FAM trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, ông tiếp tục tăng sức mạnh cho JDT, đội bóng đang giúp bóng đá Malaysia tăng mạnh trên bảng xếp hạng các CLB ở châu Á (chỉ xếp sau Ả Rập Xê Út và Nhật Bản, theo trang FootyRankings), nhờ thi đấu cực kỳ thành công tại giải AFC Champions League Elite mùa 2024 - 2025 (vào vòng 16 đội), tờ New Straits Times nhấn mạnh.